THÀNH
VIÊN VICC TRAO ĐỔI
Ms L (kiểm soát nội bộ) hỏi:
“hiện làm việc tại phòng KSNB công ty sản xuất ...Công ty em
hiện tại đang thực hiện Kiểm soát nội bộ thông qua các quy trình theo ISO. Em
muốn hỏi chị việc KSNB theo ISO và theo chuẩn quốc tế COSO có gì đối lập nhau
không ạ?
Bên em đã có quy trình, định kỳ KSNB sẽ đi đánh giá việc nhân viên có thực hiện
đúng theo quy trình hay không và xem xét việc cải tiến quy trình nếu có. Đều đặn
là như vậy. Em đang muốn có cái nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống kiếm soát nội
bộ trong công ty nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Chị chia sẻ cho em về vấn đề
này với ạ. Có hướng đi nào để đánh giá tổng quát --> nhìn nhận và cải tiến hệ
thống KSNB tại công ty mình hay không ạ? Chính xác là nên bắt đầu từ đâu. Em cảm
ơn chị.
Câu hỏi của bạn rất dài nhưng mình tóm gọn lại những vấn đề bạn
hỏi như sau:
KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TRẢ LỜI: MS TRẦN THỊ HẠNH MAI
Câu hỏi bạn khá dài nên mình cắt ra từng ý trả lời nhé:
Em muốn hỏi chị việc
KSNB theo ISO và theo chuẩn quốc tế COSO có gì đối lập nhau không ạ?
Mình xin trả lời chi tiết như sau:
1.
Mô hình xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ:
Trước hết ta nhắc lại nguồn gốc của 4 từ “kiểm soát nội
bộ”: ra đời khi nước Mỹ cải tiến lại nội bộ của mình những năm 80 trước cuộc cạnh
tranh khốc liệt với Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, và Đức, tiên phong là Hải quân
của Mỹ khi tiến hành cải tiến thành công đã lan rộng trên toàn nước Mỹ, kết quả
của cuộc cách mạng cải tiến đó là mô hình KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHUẨN QUỐC TẾ COSO
ra đời năm 1992. Và rồi Mỹ truyền bá hệ thống kiểm soát này trên toàn thế giới,
những nước nào thân Mỹ sử dụng nhiều nhất. Ví dụ: Châu Á có phi-lip-pin.
Như vậy hệ thống kiểm soát nội bộ thì hiểu là chỉ cần
áp dụng COSO của Mỹ là xong.
Tuy nhiên theo mình hiểu bạn hỏi là HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
TỔ CHỨC. Thực ra trong mỗi tổ chức công ty đều có hệ thống kiểm soát rồi, bởi
kiểm soát là 1 trong 4 nhiệm vụ của nhà quản lý (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm soát). Tuy nhiên các cơ chế kiểm soát nằm rải rác ở mỗi cấp độ quản lý
chưa thành một hệ thống hoàn chỉnh hoặc là làm theo kinh nghiệm mà không có chiến
lược, chính sách, quy trình, công cụ, kỹ thuật. Chình vì vậy mà các học giả,
chuyên gia, các nhà quản lý trên thế giới cố gắng mô hình hoá nó thành một hệ
thống hoàn chỉnh. Các học thuyết nghiên cứu chuyên sâu về KIỂM SOÁT TỔ CHỨC
trên thế giới cũng rất hiếm, sách viết về nó tìm rất khó khăn. Cũng không hiểu
vì sao kiểm soát lại bị học giả bỏ rơi qua nhiều thập kỷ không nghiên cứu như vậy.
Chỉ biết rằng trên thế giới hiện đang phổ biến 2 mô hình quản lý: hệ thống quản
lý toàn diện TQM của Mỹ, hệ thống quản lý ISO.
-
TQM của Mỹ có chuẩn kiểm soát nội bộ COSO ra đời 1992: đề cập
đến mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và
các hoạt động kiểm soát
Đặc
biệt họ có cho học online nhé.
Khi công ty thực hiện ISO mà
áp dụng chuẩn kiểm soát nội bộ quốc tế COSO thì có vấn đề gì không? Mình đã áp
dụng 4 năm và thấy kháng cự khá nhiều. Trong các cuộc họp các thành viên khác của
VICC trao đổi cũng đang áp dụng và cũng đang gặp kháng cự từ người lao động và ứng
dụng rất chậm. Vì chưa có một số liệu thống kê trên diện rộng nên đây chỉ là kết
quả khảo sát nhóm nhỏ, chỉ nên dùng nhân xét này tham khảo với mức độ tin cậy
nhất định. Mình sẽ khảo sát chủ đề này và báo kết quả cho bạn sau.
Tại sao áp dụng COSO lại có
kháng cự và áp dụng khó khăn ở Việt Nam vì:
-
Nó dành có các công ty của Mỹ rất lớn, niêm yết trên sàn chứng
khoán Mỹ. Câu hỏi đặt ra là áp dụng chiến lược đó có phù hợp cho các doanh nghiệp
nhỏ của VN ta được không? Đây là chủ đề đã bàn cãi khá nhiều tại CÂU LẠC BỘ KIỂM
SOÁT NỘI BỘ VICC.
-
Chiến lược kiểm soát nội bộ của các công ty Mỹ phụ thuộc rất
nhiều vào luật pháp vì bắt buộc họ phải nộp báo cáo kiểm soát nội bộ cho cơ
quan chức năng. Họ còn có nguy cơ bị phạt nếu như họ không thực hiện những cải
tiến trong báo cáo. Còn ở Việt Nam mình chưa có khung chuẩn kiểm soát nội bộ để
báo cáo. Cũng chưa phải bắt buộc phải nộp báo cáo kiểm soát cho cơ quan chức
năng. Ngoại trừ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán phải nộp báo cáo kiểm
toán.
Bên em đã có quy trình,
định kỳ KSNB sẽ đi đánh giá việc nhân viên có thực hiện đúng theo quy trình hay
không và xem xét việc cải tiến quy trình nếu có. Đều đặn là như vậy.
Nhiệm vụ của Kiểm soát là đi tìm yếu điểm của doanh nghiệp để
cải tiến, có vẻ như công ty bạn đang đi đúng hướng. Xem có tuân thủ quy trình
hay không và tìm nơi để cải tiến. Có những công ty quy trình hoạt động không rõ
ràng mà hoạt động họ vẫn mang lại hiệu quả thì sao, tức là một tổ chức có cấu
trúc linh động thì quy trình có tốc độ thay đổi nhanh? Vì vậy nhiệm vụ cụ thể
kiểm soát là thiết kế đo lường và giám sát toàn bộ hoạt động chứ không phải mỗi
quy trình đâu. Có thể thiết kế hệ thống đo lường và giám sát trên: chiến lược ,
cấu trúc tổ chức (quy trình, quy chế, thủ tục, chính sách...vv), lãnh đạo (tạo
động lực, khuyến khích cho hiệu suất cao)..vv
Em đang muốn có cái nhìn
tổng quan về toàn bộ hệ thống kiếm soát nội bộ trong công ty nhưng không biết bắt
đầu từ đâu. Chị chia sẻ cho em về vấn đề này với ạ. Có hướng đi nào để đánh giá
tổng quát --> nhìn nhận và cải tiến hệ thống KSNB tại công ty mình hay không
ạ? Chính xác là nên bắt đầu từ đâu.
Hiện nay như trên thế giới có:
Thực ra trong mỗi tổ chức công ty đều có hệ thống kiểm soát rồi,
bởi kiểm soát là 1 trong 4 nhiệm vụ của nhà quản lý (hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm soát). Tuy nhiên thống hoàn chỉnh thì có thể áp dụng các mô hình
sau:
-
COSO
-
ISO 3100
-
Tại Việt Nam có mô hình kiểm soát do Bộ kế hoạch đầu tư công
bố và đào tạo dành cho Kiểm soát viên tại các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước.
Tuỳ vào mô hình quản lý mà có kiểm soát tương ứng. Bạn đang
dùng ISO thì dùng ISO 3100 để kiểm soát rủi ro. Nhưng nếu muốn trộn lẫn COSO
vào hệ thống quản lý hoặc muốn áp dụng mô hình kiểm soát của Việt Nam cũng được.
Tuy nhiên trước khi ứng dụng mô hình nào, cần nghiên cứu kỹ và đồng thuận trong
tổ chức.
Dù là mô hình nào thì cũng phải có căn bản như:
-
Chiến lược kiểm soát
-
Quy trình và chính sách kiểm soát
-
Công cụ, kỹ thuật kiểm soát
Ở Mỹ, mỗi chiến lược,
chương trình kiểm soát họ có quy
trình kiểm soát rõ ràng:
-
có hướng dẫn kiểm soát cụ thể về nơi cần kiểm soát, phương
pháp kiểm soát..vv cứ thế mà làm,
-
có kế hoạch kiểm soát
-
có lịch trình kiểm soát nói rõ thời gian và các mục cần kiểm
soát
-
báo cáo xếp hạng kiểm soát nội bộ
Đặc biệt là tất cả mọi người trong tổ chức đều rõ quy trình
nên gặp ít kháng cự hơn ở Việt Nam
Công cụ, kỹ thuật của Kiểm
soát viên
Hiện nay cả thế giới và VN thì các công cụ, kỹ thuật của Kiểm
soát dùng trong quá trình tác nghiệp chủ yếu áp dụng trong kiểm soát tài chính
kế toán. Theo như thành viên VICC học trong các chương trình đào tạo quốc tế có
khoảng hơn 20 công cụ.
Còn CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC, Ban R&D chúng tôi
đã nghiên cứu ra khoảng 34 công cụ kỹ thuật.
---
Để hiểu chi tiết hơn về HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TỔ CHỨC bạn nên
đăng ký tham gia khoá KIỂM SOÁT TỔ CHỨC LEVEL 1.
Chi tiết vui lòng vào đường link sau để đăng ký:
---
HỘI
THẢO KIỂM SOÁT NHÂN SỰ:
PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH HIỆU SUẤT LÀM VIỆC VÀ PHẢN HỒI
Vào đường link sau để đăng ký tham dự chương trình:
KHÓA KIỂM SOÁT TỔ CHỨC LEVEL 1
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:
CÁC KHÓA HỌC VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI
http://control.edu.vn
Điện thoại: +84 986 970 683 - 903 160 838
---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VIC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VIC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Văn phòng: P15.08, lầu 15, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, P Bến Nghé, Quận 1, HCM.
https://www.facebook.com/KiemSoatNoiBoVIC
Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Skype: tranthihanhmai
Blog (chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ):
Blog (chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ):
Blog (hỏi đáp về kiểm soát nội bộ):
Blog (các khóa chia sẻ kiểm soát nội bộ):
Blog (chia sẻ kiểm soát mua hàng và chuỗi cung ứng):
http://purchasingandsupplychaincontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát nhân sự):
Blog (chia sẻ kiểm soát cấu trúc tổ chức):
Blog (chia sẻ kiểm soát văn hóa tổ chức):
Blog (chia sẻ kiểm soát hoạch định):
Blog (học bổng kiểm soát):