Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

KIỂM SOÁT THU CHI NHƯ THẾ NÀO?

KIỂM SOÁT THU CHI NHƯ THẾ NÀO?
Ms H HỎI:
“Em mới được tuyển vào làm nhân viên Kiểm soát nội bộ tại một công ty…Hiện giờ với việc tiếp nhận công việc mới của em thì Sếp đang giao cho em kiểm soát lại dòng tiền thu chi Tài chính của Công ty ... Mặc dù đã từng làm kiểm toán, cũng hiểu các thủ tục kiểm toán nhưng thực sự em thấy làm kiểm soát sẽ khác rất nhiều, em nghĩ mình sẽ phải đi sâu vào kiểm soát chi tiết vấn đề, nhưng em lại không biết nên bắt đầu tìm hiểu từ đâu (từ kế toán, chứng từ hay từ tìm hiểu quy trình chung và tìm các nút kiểm soát), mong chị có thể bớt chút thời gian cho em lời khuyên hữu ích được không ạ. Trước mắt là yêu cầu Kiểm soát dòng tiền Thu chi Tài chính của Công ty theo yêu cầu của Sếp (nếu chị có chia sẻ tài liệu hoặc biết nguồn tài liệu thông tin liên quan em cám ơn rất nhiều ạ).”

KIỂM SOÁT NỘI BỘ trả lời:

Để làm KIỂM SOÁT NỘI BỘ thì việc đầu tiên bạn phải hiểu những kiến thức về KIỂM SOÁT TỔ CHỨC. Ngay cả trên thế giới thì KIỂM SOÁT TỔ CHỨC là một chủ đề đã bị học giả bỏ rơi qua nhiều thập kỷ không nghiên cứu. Từ những năm 1950 trở lại đây nó mới được chú ý nhiều. Những kiến thức về KIỂM SOÁT TỔ CHỨC chúng tôi đã dịch các tài liệu cập nhật nhất hiện nay của Mỹ cho các bạn, chúng tôi đăng tải miễn phí cho cộng đồng ở đường link sau:

Tiếp theo là bạn phải kiểm soát theo hệ thống quản lý của công ty. Do bạn không nói doanh nghiệp bạn áp dụng hệ thống quản lý nào. Nên mình xin giới thiệu là hiện nay trên thế giới được sử dụng phổ biến là 2 hệ thống quản lý: Quản trị toàn diện (TQM) và ISO.
-- Hệ thống quản lý ISO: ISO là tổ chức đưa ra tiêu chuẩn chất lượng với hơn 160 quốc gia tự nguyện tham gia. Trong ISO có phần đánh giá rủi ro là ISO 31000 - Risk management, vui lòng vào website sau để xem

-- Hệ thống quản lý TQM: trong khi cải tiến quy trình của TQM, người Mỹ có Quy trình kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế COSO

Sau đây mình sẽ hướng dẫn bạn kiểm soát theo Khung chuẩn kiểm soát nội bộ COSO
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ BAO GỒM:
  • Quy trình kiểm soát nội bộ COSO
    • Thủ tục và chính sách kiểm soát nội bộ
    • Ủy quyền chương trình kiểm soát nội bộ
    • Kế hoạch kiểm soát nội bộ
  • Chương trình ủy quyền và phê chuẩn
  • Chương trình công nghệ thông tin
  • Chương trình hợp nhất tài khoản

Những biểu mẫu cần cho một chương trình kiểm soát nội bộ nếu bạn cần mình sẽ email cho bạn.
Sau đây trình bày Quy trình kiểm soát nội bộ gồm 5 phần:
1. Môi trường kiểm soát (Control environment)
2. Đánh giá rủi ro (Risk assessment)
3. Các hoạt động kiểm soát (Control activities)
4. Thông tin và giao tiếp (Information and communication)
5. Giám sát, định giá và báo cáo (Monitor, evaluate, and report).

Vì bạn chỉ ở cấp nhân viên thực hiện kiểm soát nội bộ nên mình chỉ trình bày chi tiết phần “các hoạt động kiểm soát”
Các hoạt động kiểm soát bao gồm:

  • -         Lựa chọn loại kiểm soát ngăn ngừa hay kiểm soát dò tìm
  • -         Các hoạt động kiểm soát
  • -         Giám sát và kiểm tra
a)      Lựa chọn loại kiểm soát ngăn ngừa (detective) hay kiểm soát dò tìm (preventive)
Kiểm soát được nhận dạng như là dò tìm hoặc ngăn ngừa, với kiểm soát ngăn ngừa được ưa thích hơn.
Dò tìm ((preventive) chỉ ra để kiểm tra và cân bằng mà xảy ra sau khi sự kiện giao dịch vừa mới xảy ra và được thiết kế và nhận dạng một sai sót, bỏ quên, trình bày sai, gian lận. Kiểm soát dò tìm là quan trọng nơi mà quy trình yếu và bị phá vỡ hoặc nơi mà kiểm soát ngăn ngừa không được thiết kế cho quy trình. Kiểm soát chung xem xét dò tìm trong tự nhiên bao gồm so sánh ngân quỹ để cho kết quả thực sự, so sánh kết quả qua các thời kỳ, đánh giá người hướng dẫn thực hiện và theo như kết quả mong đợi hoặc điều khoản thường dùng.
Ngăn ngừa (detective) chỉ ra thủ tục kiểm soát được thiết kế trong và trở thành một phần của quy trình. Kiểm soát ngăn ngừa được thiết kế để tránh sai lầm, bỏ quên, trình bày sai, hoặc gian lận từ việc xảy ra trước khi quy trình hoạt động. Kiểm soát chung được xem xét ngăn ngừa trong thực tế bao gồm những chính sách và thủ tục đã được viết, giới hạn của sự phê chuẩn, văn bản hỗ trợ đính kèm, câu hỏi thường dùng cho các điều khoản, và chữ ký mẫu.
Xem xét danh sách  nhắc nhở để nhận dạng loại kiểm soát của dò tìm và ngăn ngừa mà nên thêm vào trong quy trình
Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
Ngăn ngừa/ Dò tìm
Kiểm soát tuân thủ pháp luật hiện hành và những luật lệ, phép tắc, quy định của Công ty
Dò tìm
Kiểm soát về việc tuân thủ những  thủ tục và chính sách của Công ty.
Dò tìm
Kiểm soát về việc tuân thủ những  điều khoản và điều kiện trong hợp đồng.
Dò tìm
Kiểm soát về sự cho phép (cấp phép), ủy quyền và phê chuẩn.
Ngăn ngừa
Kiểm soát qua báo cáo tài chính bao gồm những mục tiêu kiểm soát xử lý như sau:

Các khoản phải trả và sổ sách và ghi nhận
Ngăn ngừa
Các khoản phải thu, đạt cọc và ghi nhận
Ngăn ngừa
Giao dịch được ghi nhận
Ngăn ngừa
Tiết lộ
Dò tìm
Xem xét lại
Ngăn ngừa
Thống nhất
Dò tìm
Tính liêm chính
Ngăn ngừa
Chính xác
Ngăn ngừa
Đầy đủ
Ngăn ngừa
Đúng thời gian
Ngăn ngừa
Phân công nhiệm vụ
Ngăn ngừa
Bảo vệ tài sản
Ngăn ngừa

b)      Các hoạt động kiểm soát (Control Activities)
Các hoạt động kiểm soát chỉ ra những hành động đặc trưng được thiết kế để trình ra chứng cứ trong việc hỗ trợ mục tiêu kiểm soát và có thể bao gồm một vài hay tất cả các kỹ thuật theo đó.
·        Tự đánh giá thực hiện bởi người chủ đang áp dụng quy trình, tự đánh giá trước hoặc bảng liệt kê kiểm tra sổ sách. (Self-assessments performed by process owners using predefi ned self assessment or audit readiness checklists)
·        Diễn tập và quan sát được thực hiện bởi một nhóm người cùng vị trí chức vụ và trình bày kiểm soát nội bộ. (Walk-through and observation performed by peer groups and/or internal control representatives)
·        Đánh giá thực hiện bởi quản lý và báo cáo xem xét kiểm soát nội bộ. (Monitoring performed by management and/or submitted to internal controls for review)
·        Hòa hợp giữa dữ liệu nguồn và thu lại báo cáo bao gồm: phân tích thời kỳ và phân tích qua các thời kỳ. (Reconciliations between source data and reporting records including period-to-period roll-forward and periodover-period analysis)
·        Kiểm tra thực hiện bởi quản lý và đại diện kiểm soát nội bộ dùng kỹ thuật phân tích thống kê hoặc chọn mẫu ngẫu nhiên.( Testing performed by management and internal control representatives using statistical or random sampling techniques)
·        Báo cáo chứng nhận hàng tháng bởi người lãnh đạo thực hiện, chủ quy trình và nhân viên kinh doanh khu vực được lựa chọn chứng thực việc tuân thủ với chính sách, thủ tục, và yêu cầu kiểm soát nội bộ. (Quarterly subcertifi cation submitted by executive leadership, process owners, and selected business area executives attesting to compliance with company policies, procedures, and internal control requirements)
·        Khắc phục kết quả các điều khoản hành động từ kiểm soát nội bộ và kiểm toán soát xét. (Remediation of action items resulting from internal control and internal audit reviews)

c)      Kiểm tra và giám sát (Monitoring and Testing)
Kiểm tra và giám sát những phê chuẩn hoạt động giao dịch được thực hiện như họ thiết kế. Tùy thuộc vào phức tạp của quy trình (ví dụ: các bước của quy trình), các hoạt động được kiểm tra giao dịch qua máy tính và hoặc cảm nang quy trình.
·        Một mẫu bắt đầu đến cuối cùng: kiểm tra những lựa chọn trực tiếp một mẫu của tài liệu (ví dụ:  giao dịch bán hàng, hóa đơn nhà cung cấp, bảng cân đối sổ phụ) và lần theo quy trình hoạt động cho đến khi chạm tới bảng cân đối tài chính.
·        Một mẫu kết thúc đến bắt đầu: lựa chọn một mẫu của giao dịch từ bảng cân đối tài chính ( ví dụ: sổ cái chung hoặc hợp nhất) trở lại nguồn đầu vào. Kiểm tra giao dịch trong phát biểu trực tiếp xảy ra được hay không tất cả bao gồm bảng cân đối tài khoản tài chính được hỗ trợ bỏi tài liệu nguồn.
Những mẫu của giao dịch được kiểm tra phải được chú thích và được lựa chọn dùng kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán được chấp nhận chung. Kỹ thuật chọn mẫu có thể sử dụng cả hai phương pháp nhận định hoặc thống kê. Một ví dụ của mẫu là một lựa chọn có hệ thống của những ngày của năm tài chính hoặc mỗi thứ 100 của chuỗi số giao dịch). Một phương pháp thống kê sẽ lấy những mẫu ngầu nhiên trong tất cả các giao dịch.
Theo như chuẩn kiểm toán, kiểm tra giao dịch phải được thiết kế để kiểm tra quản lý những xác nhận bằng chứng có thể phân chia thành 5 loại như sau:
·        Có thật và xảy ra: xác nhận thỏa thuận này có hay không với tài sản, các khoản phải trả, vốn chủ sở hữu bao gồm bảng cân đối thật sự tồn tại trong bảng cân đối ngày. Thêm vào đó chuỗi của các sự việc xảy ra có bị liên quan hay không đến các giao dịch được ghi chép lại bao gồm: báo cáo tài chính có thật trong thời kỳ. Xác nhận này được liên quan bao gồm các tài khoản rằng nên bao gồm (ví dụ: kiểm kê tồn tại và có sẵn cho bán hàng ở bảng cân đối kế toán trong ngày).
·        Tính đầy đủ: Xác nhận tình trạng báo cáo tài chính bao gồm các giao dịch và tài khoản nên được trình bày. Kiểm tra được liên quan với khả năng của mục bỏ quên từ báo cáo tài chính nên có bao gồm (ví dụ: chụp lấy doanh thu kiểm tra để xác định rõ doanh thu được ghi nhận trong thời kỳ tính toán thích hợp.
·        Định giá và phân cấp: chuỗi được liên quan hay không tới các tài khoản: tài sản, các khoản phải trả, vốn chủ sở hữu và thuế phải nộp và chi phí bao gồm báo cáo cân đối tài chính ở giá trị thích hợp. (ví dụ: tài sản cố định được bắt đầu ở giá trị sổ sách).
·        Đúng và nghĩa vụ: chuỗi thì được liên quan đến tài sản hay không là đúng công ty và những nghĩa vụ pháp lý của công ty ở bảng cân đối kế toán trong ngày.
·        Trình bày và tiết lộ: chuỗi được liên quan hay không đến thành phần cấu thành của báo cáo tài chính ( ví dụ như  ghi nhận hợp lý các khoản phải trả như khoản phải trả dài hạn và khoản phải trả ngắn hạn).



Lưu ý: trong cuốn sách “thủ tục và chính sách kiểm soát nội bộ”, tác giả Rose hightower có đưa ra chỉ dẫn kiểm soát 15 loại quy trình tài khoản kế toán theo chuẩn quốc tế COSO. 
Bạn kiểm soát thu chi sẽ liên quan đến quý trình nào thì đọc tham khảo nhé.
Bạn cần thì mình sẽ email sách cho bạn tham khảo (từ trang 133 đến 213)
----

Người trả lời (29/11/2015): 
        Ms Trần Thị Hạnh Mai, Trưởng Ban R&D, VICC
        Kiểm soát nội bộ, CFA
       
(Vui lòng ghi rõ nguồn của VICC nếu sử dụng bản dịch và tổng hợp này của        chúng tôi)

---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt

CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau:  http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5
Đăng ký học khóa chia sẻ KIỂM SOÁT NỘI BỘ LEVEL 1: 
Sinh viên đăng ký thi học bổng KIỂM SOÁT NỘI BỘ LEVEL 1:http://goo.gl/forms/czciygGD6h
Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc: 
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Facebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 
Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ:     
Blog hỏi đáp về kiểm soát nội bộ: 

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

ÁP DỤNG KHUNG CHUẨN COSO VÀO ISO VÀ CẦN CÓ KHUNG CHUẨN KIỂM SOÁT NỘI BỘ VN

ÁP DỤNG KHUNG CHUẨN COSO VÀO ISO VÀ 
CẦN CÓ KHUNG CHUẨN KIỂM SOÁT NỘI BỘ VN

Mr T trao đổi:
“Còn ISO thì cũng chưa đủ để mà nâng cao kiểm soát trong công ty. Cái doanh nghiệp VN hiện tại đang cần đó 1 KSNB bài bản và phù hợp với quy mô, văn hóa của VN. Các công cụ, kỹ thuật, chuẩn mực KSNB trên thế giới thì đã có rồi, vấn đề là làm sao chỉnh sửa lại sao cho phù hợp với quy mô vừa và nhỏ, hệ thống thủ công, và văn hóa, con người tại VN mà thôi.

KIỂM SOÁT NỘI BỘ trả lời:
Doanh nghiệp VN cũng có một đợt theo phong trào rộ lên làm ISO. Có những doanh nghiệp đến giờ vẫn làm theo triết lý của ISO và tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn. Tuy nhiên phần nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện hình thức để lấy chứng nhận hoặc không đủ kiên trì theo đuổi.

Mình cũng đã kiểm soát ISO rồi nên cũng xin đưa ra cảm nhận: cải tiến trong ISO chủ yếu đến từ người chủ quy trình và quản lý cấp cao. Nếu sức ì lớn trong thay đổi hoặc họ cảm thấy bị đe dọa đến lợi ích, quyền lực của mình thì họ có xu hướng kháng cự lại cải tiến. Đây là trở ngại lớn nhât. Chính vì vậy mà để loại trừ yếu điểm và rủi ro, người Mỹ đã nghĩ ra một bộ phận Kiểm soát nội bộ chuyên trách, họ độc lập quan sát từ bên ngoài vào hoạt động của doanh nghiệp để dò tìm hoặc ngăn ngừa. Bộ phận này có thể là phòng/ban thuộc doanh nghiệp hay chuyên gia thuê từ bên ngoài hoặc cả hai. Khi nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công thì họ xây dựng một Khung chuẩn Kiểm soát nội bộ là COSO.

Vì hệ thống kiểm soát nội bộ dường như nguồn gốc là từ hệ thống quản trị toàn diện (TQM) của Mỹ, khi áp dụng chúng cho ISO thì quản lý doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ. Bởi chính bản thân mình khi áp dụng khung chuẩn COSO vào trong ISO đã có một số vấn đề kháng cự từ người lao động. Do đó như bạn nói là Việt Nam cần một Khung chuẩn là đúng:
  • -         Để phù hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ (phần nhiều thủ công) của VN
  • -         Để phù hợp với môi trường doanh nghiệp: văn hóa và con người VN…
  • -         Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng Khung chuẩn COSO được tạo ra là nhằm giám sát của chính phủ Mỹ lên các công ty niêm yết trên sàn để chống gian lận trên báo cáo tài chính; nghĩa là họ bị bắt buộc phải làm (nó phục vụ cho cơ quan chức năng). Còn ở VN ta chưa có Khung chuẩn cũng chưa bị bắt buộc phải làm mà nó xuất phát từ ý muốn cải tiến của doanh nghiệp (nó phục vụ cho doanh nghiệp). Nên áp dụng Khung COSO vào doanh nghiệp thì vẫn chưa ổn. Cần có Khung chuẩn kiểm soát nội nộ riêng cho VN. Chúng tôi đi kết nối doanh nghiệp khắp cả nước và có liên hệ với các bộ và hơn 400 trường đại học, cao đẳng cũng với mục đích để tạo ra Khung chuẩn kiểm soát nội bộ cho VN đây.
  • -         Công cụ, kỹ thuật kiểm soát nội bộ của thế giới có rồi nhưng thật sự áp dụng  vào doanh nghiệp ta rất khó vì: trình độ lao động, công nghệ, môi trường văn hóa…cản trở rất nhiều. Ví dụ: thế giới họ kiểm soát bằng phần mềm như ERP còn VN chủ yếu lưu trữ dữ liệu trên excel. 4 năm qua mình đã nỗ lực nghiên cứu công cụ, kỹ thuật để áp dụng cho doanh nghiệp Việt. Nhưng cũng không phải là công việc dễ, cần doanh nghiệp chung tay, các trường đại học, viện nghiên cứu và cơ quan chức năng vào cuộc. Một mình VICC làm thì không nổi.

Bình luận và trao đổi (28/11/2015): 
        Ms Trần Thị Hạnh Mai, Trưởng Ban R&D, VICC
        Kiểm soát nội bộ, CFA
       
(Vui lòng ghi rõ nguồn của VICC nếu sử dụng bản dịch và tổng hợp này của        chúng tôi)

---Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt



Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Kiểm toán nội bộ có trước hay Kiểm soát nội bộ có trước?

Mr T trao đổi:
“Theo quan điểm riêng của tôi thì Kiểm toán nội bộ (KTNB) chỉ là bước tiếp theo của Kiểm soát nội bộ (KSNB), muốn thành lập KTNB thì phải làm tốt KSNB trước đã…”

KIỂM SOÁT NỘI BỘ trả lời:
Mình hiểu cái bạn muốn nói đến là tổ chức hoạt động Kiểm toán nội bộ (KTNB) và Kiểm soát nội bộ (KSNB) trong doanh  nghiệp như thế nào?

Để trả lời câu hỏi trước hết ta khẳng định rằng cả hai cùng có chức năng của kiểm soát tổ chức (theo quan điểm của người Mỹ là hệ thống kiểm soát nội bộ). Tiếp theo ta đi phân biệt Kiểm toán nội bộ (internal audit) và Kiểm soát nội bộ (internal control) giống và khác nhau như thế nào?
Giống nhau:
+ Cả Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ thường giống nhau trong một vài mục đích là thêm vào giá trị và nâng cao hoạt động của tổ chức
     + Cả hai đều dùng kỹ thuật kiểm toán và công cụ phân tích để đánh giá và định giá môi trường kinh doanh 
     

Khác nhau:
     + Xét về chức năng, nhiệm vụ: Kiểm soát nội bộ không chỉ đánh giá và định giá tình hình tuân thủ của công ty trong khả năng: sai sót, bỏ quên, trình bày sai, gian lận…mà nó còn tham gia giải quyết trong việc vạch ra, chứng minh, truyền đạt, đào tạo, kiểm tra và hỗ trợ hoạt động của công ty và cũng như mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tài chính. Nhiều công ty dùng kiểm soát nội bộ như là một Kiểm toán phí phạt (*) nơi mà các phòng ban và người quản lý quy trình có thể đưa ra ý kiến và quyết định về hoạt động và thực hiện của Cơ quan chức năng
     + Xét về thời gian: Kiểm toán nội bộ nói chung quan tâm đến dữ liệu phê chuẩn và báo cáo ở điểm cuối cùng của vòng tròn với mục đích đưa ra hình phạt và 1 ý kiến. Kiểm soát nội bộ quan tâm đến trong sự phê chuẩn những qui trình tài chính và hoạt động được dùng trong  một chu trình với mục đích  trình bày yếu điểm và nhận dạng khu vực cho việc cải tiến. Tóm lại kiểm toán nội bộ định giá và đánh giá một qui trình ở một điểm thời gian còn kiểm soát nội bộ định giá và đánh giá sự thực hiện trong một khoảng thời gian.


KTNB có trước hay KSNB có trước?
Dựa vào bản chất của KTNB và KSNB ở trên ta hiểu rằng việc tổ chức chúng như thế nào là tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp. Có doanh nghiệp có KTNB hoặc không có KSNB và ngược lại, hoặc không có cả hai. Cũng có khi KTNB có trước còn KSNB có sau và ngược lại.
Tuy nhiên xét về mặt lịch sử thì vì hệ thống kiểm soát nội bộ xuất phát từ kế toán quản trị rồi lan rộng ra các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp. Nên phần nhiều doanh  nghiệp có KTNB trước. Sau đó họ nhận thấy tầm quan trọng của KSNB và lập ra nó.
Thời gian gần đây ở VN, từ khi luât doanh nghiệp năm 2005 có nhắc đến “Ban kiểm soát” và đứng trước tình hình kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp VN mới quan tâm đến KSNB.

KTNB và KSNB ở trong hay ngoài doanh nghiệp?
KTNB và KSNB có thể là bộ phận/phòng/ban hay vị trí trong sơ đồ tổ chức. Nhưng cũng tùy vào doanh nghiệp mà nó có thể đến từ các công ty tư vấn, công ty kiểm toán, chuyên gia bên ngoài được doanh nghiệp thuê. Đó là tùy thuộc vào tình hình doanh nghiệp hoặc là nguồn lực của nó.

(*) Kiểm toán phí phạt: ở Mỹ cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp có bộ phận theo dõi tình hình tuân thủ quy định cơ quan chức năng. Các cơ quan chức năng đó là:
“COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) là một Uy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính (The National Commission on Fraudulent Financial Reporting  hay còn gọi là Treadway Commission). Hội đồng quốc gia này được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức là:
ü Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA)
ü Hội kế toán Mỹ (American Accounting Association)
ü Hiệp hội quản trị viên tài chính (the Financial Executives Institute – FEI)
ü Hiệp hội kế toán viên quản trị (Institute of Management Accountants – IMA)
ü Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (the Institute of Internal Auditors – IIA)
Sự ra đời của Hội đồng quốc gia theo sau hàng loạt các sự kiện về tài chính và chính trị ở nước Mỹ thời bấy giờ như vụ Watergate (1973) dẫn đến sự ra đời của Luật chống hối lộ ở nước ngoài (1977); AICPA thành lập một Uy ban đặc biệt về kiểm soát nội bộ (1979); Uy ban quản lý chứng khoán Mỹ (SEC) đưa ra quy định bắt buộc các giám đốc phải đưa ra báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán ở doanh nghiệp (1979); AICPA ban hành chuẩn mực kiểm toán số 30 (1980); Hội kiểm toán viên nội bộ ban hành chuẩn mực số 1 (1983); AICPA ban hành hướng dẫn bổ sung về tác động của việc xử lý bằng máy tính đến kiểm soát nội bộ.”

Nguồn:
Sách: Thủ tục và quy trình kiểm soát nội bộ, tác giả Rose Hightower
Website: http://accounting-forum.blogspot.com/2012/10/gioi-thieu-bao-cao-coso-1992-phan-1.html
---
Lược dịch và tổng hợp (25/11/2015):: Ms Trần Thị Hạnh Mai, Trưởng Ban R&D, VICC

(Vui lòng ghi rõ nguồn của VICC nếu sử dụng bản dịch và tổng hợp này của chúng tôi)

---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt

CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau:  http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5

Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Facebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 
Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ:     
Blog hỏi đáp về kiểm soát nội bộ: