Mr T trao đổi:
“Theo quan điểm riêng của tôi thì Kiểm toán nội bộ (KTNB) chỉ là bước tiếp theo của Kiểm soát nội bộ (KSNB), muốn thành lập KTNB thì phải làm tốt KSNB trước đã…”
KIỂM SOÁT NỘI BỘ trả lời:
Mình hiểu cái bạn muốn nói đến là tổ chức hoạt động Kiểm toán nội bộ (KTNB) và Kiểm soát nội bộ (KSNB) trong doanh nghiệp như thế nào?
Để trả lời câu hỏi trước hết ta khẳng định rằng cả hai cùng có chức năng của kiểm soát tổ chức (theo quan điểm của người Mỹ là hệ thống kiểm soát nội bộ). Tiếp theo ta đi phân biệt Kiểm toán nội bộ (internal audit) và Kiểm soát nội bộ (internal control) giống và khác nhau như thế nào?
Giống nhau:
+ Cả Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ thường giống nhau trong một vài mục đích là thêm vào giá trị và nâng cao hoạt động của tổ chức
+ Cả hai đều dùng kỹ thuật kiểm toán và công cụ phân tích để đánh giá và định giá môi trường kinh doanh
Khác nhau:
+ Xét về chức năng, nhiệm vụ: Kiểm soát nội bộ không chỉ đánh giá và định giá tình hình tuân thủ của công ty trong khả năng: sai sót, bỏ quên, trình bày sai, gian lận…mà nó còn tham gia giải quyết trong việc vạch ra, chứng minh, truyền đạt, đào tạo, kiểm tra và hỗ trợ hoạt động của công ty và cũng như mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tài chính. Nhiều công ty dùng kiểm soát nội bộ như là một Kiểm toán phí phạt (*) nơi mà các phòng ban và người quản lý quy trình có thể đưa ra ý kiến và quyết định về hoạt động và thực hiện của Cơ quan chức năng
+ Xét về thời gian: Kiểm toán nội bộ nói chung quan tâm đến dữ liệu phê chuẩn và báo cáo ở điểm cuối cùng của vòng tròn với mục đích đưa ra hình phạt và 1 ý kiến. Kiểm soát nội bộ quan tâm đến trong sự phê chuẩn những qui trình tài chính và hoạt động được dùng trong một chu trình với mục đích trình bày yếu điểm và nhận dạng khu vực cho việc cải tiến. Tóm lại kiểm toán nội bộ định giá và đánh giá một qui trình ở một điểm thời gian còn kiểm soát nội bộ định giá và đánh giá sự thực hiện trong một khoảng thời gian.
KTNB có trước hay KSNB có trước?
Dựa vào bản chất của KTNB và KSNB ở trên ta hiểu rằng việc tổ chức chúng như thế nào là tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp. Có doanh nghiệp có KTNB hoặc không có KSNB và ngược lại, hoặc không có cả hai. Cũng có khi KTNB có trước còn KSNB có sau và ngược lại.
Tuy nhiên xét về mặt lịch sử thì vì hệ thống kiểm soát nội bộ xuất phát từ kế toán quản trị rồi lan rộng ra các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp. Nên phần nhiều doanh nghiệp có KTNB trước. Sau đó họ nhận thấy tầm quan trọng của KSNB và lập ra nó.
Thời gian gần đây ở VN, từ khi luât doanh nghiệp năm 2005 có nhắc đến “Ban kiểm soát” và đứng trước tình hình kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp VN mới quan tâm đến KSNB.
KTNB và KSNB ở trong hay ngoài doanh nghiệp?
KTNB và KSNB có thể là bộ phận/phòng/ban hay vị trí trong sơ đồ tổ chức. Nhưng cũng tùy vào doanh nghiệp mà nó có thể đến từ các công ty tư vấn, công ty kiểm toán, chuyên gia bên ngoài được doanh nghiệp thuê. Đó là tùy thuộc vào tình hình doanh nghiệp hoặc là nguồn lực của nó.
(*) Kiểm toán phí phạt: ở Mỹ cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp có bộ phận theo dõi tình hình tuân thủ quy định cơ quan chức năng. Các cơ quan chức năng đó là:
“COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) là một Uy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính (The National Commission on Fraudulent Financial Reporting hay còn gọi là Treadway Commission). Hội đồng quốc gia này được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức là:
ü Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA)
ü Hội kế toán Mỹ (American Accounting Association)
ü Hiệp hội quản trị viên tài chính (the Financial Executives Institute – FEI)
ü Hiệp hội kế toán viên quản trị (Institute of Management Accountants – IMA)
ü Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (the Institute of Internal Auditors – IIA)
Sự ra đời của Hội đồng quốc gia theo sau hàng loạt các sự kiện về tài chính và chính trị ở nước Mỹ thời bấy giờ như vụ Watergate (1973) dẫn đến sự ra đời của Luật chống hối lộ ở nước ngoài (1977); AICPA thành lập một Uy ban đặc biệt về kiểm soát nội bộ (1979); Uy ban quản lý chứng khoán Mỹ (SEC) đưa ra quy định bắt buộc các giám đốc phải đưa ra báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán ở doanh nghiệp (1979); AICPA ban hành chuẩn mực kiểm toán số 30 (1980); Hội kiểm toán viên nội bộ ban hành chuẩn mực số 1 (1983); AICPA ban hành hướng dẫn bổ sung về tác động của việc xử lý bằng máy tính đến kiểm soát nội bộ.”
Nguồn:
Sách: Thủ tục và quy trình kiểm soát nội bộ, tác giả Rose Hightower
Website: http://accounting-forum.blogspot.com/2012/10/gioi-thieu-bao-cao-coso-1992-phan-1.html
Website: http://accounting-forum.blogspot.com/2012/10/gioi-thieu-bao-cao-coso-1992-phan-1.html
---
Lược dịch và tổng hợp (25/11/2015):: Ms Trần Thị Hạnh Mai, Trưởng Ban R&D, VICC
(Vui lòng ghi rõ nguồn của VICC nếu sử dụng bản dịch và tổng hợp này của chúng tôi)
---
Rất cám ơn Quý anh/chị
đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT
NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL
CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn
toàn miễn phí tại đường link sau: http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5
Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên
lạc:
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Facebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Blog chia sẻ kinh
nghiệm kiểm soát nội bộ:
Blog chia sẻ kiến thức
kiểm soát nội bộ:
Blog hỏi đáp về kiểm
soát nội bộ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét