ÁP DỤNG KHUNG CHUẨN COSO VÀO ISO VÀ
CẦN CÓ KHUNG CHUẨN KIỂM SOÁT NỘI BỘ VN
Mr T trao đổi:
“Còn ISO thì cũng
chưa đủ để mà nâng cao kiểm soát trong công ty. Cái doanh nghiệp VN hiện tại
đang cần đó 1 KSNB bài bản và phù hợp với quy mô, văn hóa của VN. Các công cụ,
kỹ thuật, chuẩn mực KSNB trên thế giới thì đã có rồi, vấn đề là làm sao chỉnh sửa
lại sao cho phù hợp với quy mô vừa và nhỏ, hệ thống thủ công, và văn hóa, con
người tại VN mà thôi.”
KIỂM SOÁT NỘI BỘ trả lời:
Doanh nghiệp VN cũng có một đợt theo phong trào rộ lên làm ISO.
Có những doanh nghiệp đến giờ vẫn làm theo triết lý của ISO và tuân thủ nghiêm
ngặt những tiêu chuẩn. Tuy nhiên phần nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện hình thức
để lấy chứng nhận hoặc không đủ kiên trì theo đuổi.
Mình cũng đã kiểm soát ISO rồi nên cũng xin đưa ra cảm
nhận: cải tiến trong ISO chủ yếu đến từ người chủ quy trình và quản lý cấp cao.
Nếu sức ì lớn trong thay đổi hoặc họ cảm thấy bị đe dọa đến lợi ích, quyền lực
của mình thì họ có xu hướng kháng cự lại cải tiến. Đây là trở ngại lớn nhât.
Chính vì vậy mà để loại trừ yếu điểm và rủi ro, người Mỹ đã nghĩ ra một bộ phận
Kiểm soát nội bộ chuyên trách, họ độc lập quan sát từ bên ngoài vào hoạt động của
doanh nghiệp để dò tìm hoặc ngăn ngừa. Bộ phận này có thể là phòng/ban thuộc
doanh nghiệp hay chuyên gia thuê từ bên ngoài hoặc cả hai. Khi nhiều doanh nghiệp
áp dụng thành công thì họ xây dựng một Khung chuẩn Kiểm soát nội bộ là COSO.
Vì hệ thống kiểm soát nội bộ dường như nguồn gốc là
từ hệ thống quản trị toàn diện (TQM) của Mỹ, khi áp dụng chúng cho ISO thì quản
lý doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ. Bởi chính bản thân mình khi áp dụng
khung chuẩn COSO vào trong ISO đã có một số vấn đề kháng cự từ người lao động.
Do đó như bạn nói là Việt Nam cần một Khung chuẩn là đúng:
- - Để phù hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ (phần nhiều thủ công) của VN
- - Để phù hợp với môi trường doanh nghiệp: văn hóa và con người VN…
- - Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng Khung chuẩn COSO được tạo ra là nhằm giám sát của chính phủ Mỹ lên các công ty niêm yết trên sàn để chống gian lận trên báo cáo tài chính; nghĩa là họ bị bắt buộc phải làm (nó phục vụ cho cơ quan chức năng). Còn ở VN ta chưa có Khung chuẩn cũng chưa bị bắt buộc phải làm mà nó xuất phát từ ý muốn cải tiến của doanh nghiệp (nó phục vụ cho doanh nghiệp). Nên áp dụng Khung COSO vào doanh nghiệp thì vẫn chưa ổn. Cần có Khung chuẩn kiểm soát nội nộ riêng cho VN. Chúng tôi đi kết nối doanh nghiệp khắp cả nước và có liên hệ với các bộ và hơn 400 trường đại học, cao đẳng cũng với mục đích để tạo ra Khung chuẩn kiểm soát nội bộ cho VN đây.
- - Công cụ, kỹ thuật kiểm soát nội bộ của thế giới có rồi nhưng thật sự áp dụng vào doanh nghiệp ta rất khó vì: trình độ lao động, công nghệ, môi trường văn hóa…cản trở rất nhiều. Ví dụ: thế giới họ kiểm soát bằng phần mềm như ERP còn VN chủ yếu lưu trữ dữ liệu trên excel. 4 năm qua mình đã nỗ lực nghiên cứu công cụ, kỹ thuật để áp dụng cho doanh nghiệp Việt. Nhưng cũng không phải là công việc dễ, cần doanh nghiệp chung tay, các trường đại học, viện nghiên cứu và cơ quan chức năng vào cuộc. Một mình VICC làm thì không nổi.
Bình luận và trao đổi (28/11/2015):
Ms Trần Thị Hạnh Mai, Trưởng Ban R&D, VICC
Kiểm soát nội bộ, CFA
(Vui lòng ghi rõ nguồn của VICC nếu sử dụng bản dịch và tổng hợp này của chúng tôi)
---Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
- CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICCTHE VICC INTERNAL CONTROL CLUBTrụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân BìnhĐăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau: http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5Đăng ký học khóa chia sẻ KIỂM SOÁT NỘI BỘ LEVEL 1:Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘTRẦN THỊ HẠNH MAIĐiện thoại: +84 938 699 246Thư điện tử: internalcontrolvietnam@gmail.comFacebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaiviccBlog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ:Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ:Blog hỏi đáp về kiểm soát nội bộ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét