Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Phân biệt control, organizational control, internal control (kiểm soát, kiểm soát tổ chức, kiểm soát nội bộ)

1.     Kiểm soát (control)
Kiểm soát (control) là 1 trong 4 nhiệm vụ của nhà quản lý: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Tuy nhiên hiện nay trong hầu hết các giáo trình hay sách của các trường đại học vẫn còn gọi là kiểm ra (review hoặc check)

Nguồn:
-         Các giáo trình quản trị kinh doanh tại các trường đại học hiện nay tại VN.
-         Sách quản lý hiện đại của Mỹ
2.     Kiểm soát tổ chức (organizational control)
Kiểm soát tổ chức (organizational control) đã có từ cổ xưa, nhưng cho đến gần đây các học giả về kế toán quản trị đào sâu nghiên cứu và làm nổi bật nó như: Birnberg và Snodgrass, 1988; Davila,năm 2005; Davila và Foster, 2007; Henri, 2006; Hopwood, 2005;Merchant và Simons, 1986; Simons, 1991, 1994, 1995; Whitley, 1999...vv  Từ đó nó lan rộng ra các hoạt động khác của tổ chức, ví dụ: kiểm soát chất lượng. Kết quả là hệ thống quản trị toàn diện (total quality management) của Mỹ ra đời những năm 50 và ISO những năm 80
Nguồn: sách kiểm soát tổ chức của trường Cambridge
3.     Kiểm soát nội bộ (internal control)
Còn cụm từ Kiểm soát nội bộ (internal control) ra đời trong những năm 80,90 ở Mỹ. Có 2 giả thuyết về cụm từ này như sau:
a)    Giả thuyết 1: theo Ms Trần Thị Hạnh Mai (Trưởng R&D của VICC)
Qua nghiên cứu về lịch sử và các học thuyết cho thấy: trong những năm 80 và 90 nước Mỹ trước sức ép cạnh tranh của Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu và Đức đã nghiêm túc nhìn nhận lại thất bại trong ngành công nghiệp ống khói. Họ tung hàng tỷ đô la vào các viện nghiên cứu và trường đại học để tìm nguyên nhân thất bại và phương án cạnh tranh. Và rồi họ đã chuyển hướng sang các ngành dịch vụ và cải tiến quy trình kinh doanh.. Các công ty, tập đoàn lớn của Mỹ kiểm soát lại nội bộ của mình trước áp lực cạnh tranh.
Ví dụ hải quân Mỹ: vào mùa xuân năm 1984, Hải quân Hoa Kỳ yêu cầu một số nhà nghiên cứu dân sự của mình đánh giá kiểm soát quá trình thống kê và công việc của một số tư vấn chất lượng nổi bật và đưa ra khuyến nghị như thế nào để áp dụng phương pháp tiếp cận của họ để cải thiện hiệu quả hoạt động của Hải quân Mỹ. Các khuyến nghị được áp dụng những lời dạy của W. Edwards Deming. Hải quân mang nhãn hiệu các nỗ lực "Quản lý chất lượng" vào năm 1985. Từ Hải quân, TQM lan rộng khắp nước Mỹ chính phủ liên bang, kết quả như sau:
Việc tạo ra các giải thưởng Chất lượng Quốc gia Malcolm Baldrige trong tháng 8 năm 1987. Việc tạo ra các Viện Chất lượng liên bang trong tháng 6 năm 1988. Việc áp dụng TQM bởi nhiều yếu tố của chính phủ và lực lượng vũ trang, bao gồm Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Lục quân Hoa Kỳ,  và United States Coast Guard.
Khu vực tư nhân tiếp cũng đổ xô đến các nguyên tắc TQM không chỉ là một phương tiện để lấy lại thị phần từ Nhật Bản, mà còn để duy trì cạnh tranh khi đấu thầu các hợp đồng của chính phủ liên bang  vì "quản lý chất lượng toàn diện" đòi hỏi sự tham gia của các nhà cung cấp, không chỉ nhân viên, trong nỗ lực cải tiến quy trình. Ví dụ IBM đã cải tiến 86 trong số 125 quy trình kinh doanh, giảm chi phí 25% và tăng doanh số bán hàng lên 300%.
Từ cơ quan chức năng và hàng loạt các tập đoàn của Mỹ tiến hành cải tổ thành công, đúc rút kinh nghiệm và tạo thành phong trào lan rộng trong quốc gia này. Đó chính là nguồn gốc của từ “kiểm soát nội bộ”
Nguồn:
-         Sách cải tiến quy trình

b)    Giả thuyết 2: theo Mr Mai Đức Nghĩa (Bộ môn Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TPHCM)
COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) là một Uy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính (The National Commission on Fraudulent Financial Reporting  hay còn gọi là Treadway Commission). Hội đồng quốc gia này được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức là:

·                     Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA)
·                     Hội kế toán Mỹ (American Accounting Association)
·                     Hiệp hội quản trị viên tài chính (the Financial Executives Institute – FEI)
·                     Hiệp hội kế toán viên quản trị (Institute of Management Accountants – IMA)
·                     Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (the Institute of Internal Auditors – IIA)

Sự ra đời của Hội đồng quốc gia theo sau hàng loạt các sự kiện về tài chính và chính trị ở nước Mỹ thời bấy giờ như vụ Watergate (1973) dẫn đến sự ra đời của Luật chống hối lộ ở nước ngoài (1977); AICPA thành lập một Uy ban đặc biệt về kiểm soát nội bộ (1979); Uy ban quản lý chứng khoán Mỹ (SEC) đưa ra quy định bắt buộc các giám đốc phải đưa ra báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán ở doanh nghiệp[1](1979); AICPA ban hành chuẩn mực kiểm toán số 30[2] (1980); Hội kiểm toán viên nội bộ ban hành chuẩn mực số 1[3] (1983); AICPA ban hành hướng dẫn bổ sung về tác động của việc xử lý bằng máy tính đến kiểm soát nội bộ.

Các sự kiện trên có một điểm chung đó là làm dấy lên sự quan tâm của công chúng đến vấn đề kiểm soát nội bộ bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước, các nghị sĩ, các giám đốc điều hành, các kế toán và kiểm toán viên…vv. Thực tế trên đã tạo ra rất nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về kiểm soát nội bộ (KSNB) cũng như cách thức đánh giá thế nào là một hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) hữu hiệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các hội nghề nghiệp, giới doanh nhân và học giả. Báo cáo COSO ra đời nhằm đưa ra một định nghĩa, một cách hiểu chung được chấp nhận rộng rãi về KSNB và cũng nhằm hỗ trợ các nhà quản lý doanh nghiệp thực hiện kiểm soát tốt hơn doanh nghiệp của mình.


Nguồn:

Tìm kiếm tài liu: 
Mr Nguyn Tun Anh, Ban R&D, VICC
Ms Trần Thị Hạnh Mai, Trưởng Ban R&D, VICC

Lược dịch và tổng hợp (23/11/2015):
 Ms Trần Thị Hạnh Mai, Trưởng Ban R&D, VICC

(Vui lòng ghi rõ nguồn của VICC nếu sử dụng bản dịch và tổng hợp này của chúng tôi)

---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt

CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau:  http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5

Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Facebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 
Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ:     
Blog hỏi đáp về kiểm soát nội bộ: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét