Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

CÂU HỎI 9: cho ví dụ về KPI?

CÂU HỎI 9: cho ví dụ về KPI?

Kiểm soát nội bộ trả lời: Ms Trần Thị Hạnh Mai, trưởng R&D, VICC
Mình xin đưa ra 8 ví dụ về KPI, chúng được dịch từ:

Tên sách: Quản lý 6 con số
là một chiến lược quản lý kinh doanh độc đáo được phát triển vào năm 2009 bởi chuyên gia nghiên cứu về quyết định: ông Patrick M Georges.
Tác giả: Georges, Patrick, Hus, Josepine
Ông nghiên cứu trên cơ sở hơn 10 năm với hơn 975 tổ chức nghiên cứu giữ cải tiến của những chỉ số hiệu suất và tăng trưởng bền vững của tổ chức
Năm xuất bản: 2013
Mô tả: Phương pháp quản lý sáu con số (Six figure management method) cho bạn biết làm thế nào để phát triển doanh nghiệp của bạn với chỉ 6 KPIs

1 Ví dụ 1: 6 KPIs của Nhà Trắng (Mỹ)
2. Ví dụ : 6 KPIs của công ty ICT

3. Ví dụ : 6 KPIs của Thị Trưởng (nước Đức)


---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ Việt Nam (VICC) và tìm hiểu về thêm thông tin về câu lạc bộ vui lòng liên hệ:
THƯ KÝ CÂU LẠC BỘ
Thư điện tử               : viccthukysukien04@gmail.com

Cần biểu mẫu các loại qui trình hay tài liệu về kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế hoặc muốn hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
TRẦN THỊ HẠNH MAI
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
Điện thoại: +84 938 699 246
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 
Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ:     
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 

CÂU HỎI 8: KPI của phòng mua hàng chỉ nên theo dõi 6 chỉ số thôi đúng không?

CÂU HỎI 8: KPI của phòng mua hàng chỉ nên theo dõi 6 chỉ số thôi đúng không?
Được trích từ nội dung buổi họp VICC tại HCM ngày 17/07/2015. Nằm trong bước 1 của quy trình chiến lược kiểm soát: THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN HIỆU SUẤT (SOPs) VÀ MỤC TIÊU (GOALS)

Mr H hỏi: KPI cho phòng mua hàng chỉ nên theo dõi 6 chỉ số đúng không?
Mr Ng trả lời: Không nhất thiết là cố định số lượng KPI cần được theo dõi mà phù hợp với hoạt động của công ty
Kiểm soát nội bộ trả lời: Ms Trần Thị Hạnh Mai, trưởng R&D, VICC
Trên thế giới họ đưa ra rất nhiều mô hình ứng dụng BSC và KPI cho doanh nghiệp. Chắc là anh H nhắc đến quy tắc 6 KPIs trong sách "Quản lý 6 con" (Six figure management method) của tác giả: Georges, Patrick, Hus, Josepine. Mọi người cần tài liệu thì mình gửi cho tham khảo (rất tiếc là sách tiếng anh, chưa dịch ra tiếng Việt được) Ngoài ra mình cũng xin nhắc lại ở các bài viết trước mình đã giới thiệu quy tắc 100 của 2 ông cha đẻ ra BSC và KPI: với lý do chúng ta nên tập trung kiểm soát ở những điểm trọng yếu để khỏi dàn trải nỗ lực hay nguồn lực của doanh nghiệp. Kaplan và Norton khuyến cáo trong doanh nghiệp chúng ta nên áp dụng không quá 100 KPI, theo quy tắc 10/80/10, nghĩa là:

·        Không quá 10 KRIs (Key result
indicators)
·        Không quá 80 PIs (Performance indicators)
·        Không quá KPIs (Key performance indicators)

Chi tiết bạn nên tham khảo sách của tác giả David Parmenter, Bản quyền © 2007 bởi John Wiley & Sons, Inc công bố tại Canada - do bạn là du học sinh Mỹ gửi tặng VICC đọc tham khảo. Nằm trong chương 1, trang từ 1 – 14 của cuốn sách.

Còn riêng đối với phòng mua hàng thì 1 công ty chắc không quá 10 phòng ban. Vậy phòng mua hàng chỉ theo dõi không quá 10 KPI là phù hợp.
Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nguồn lực của tổ chức đó có cho phép họ theo dõi được số lượng KPI đó không?
Ở đây chúng tôi không đề cập đến nguồn lực tài chính và giả định môi trường văn hóa tổ chức cho phéo việc thiết lập và đo lường KPI là dễ dàng, chúng tôi chỉ xét về hệ thống IT và nguồn lực con người:
Ví dụ 1: Với công nghệ IT nghèo nàn
với doanh nghiệp chỉ lưu trữ nghiệp vụ bằng văn bản giấy và excel hoặc các phần mềm của mỗi phòng ban không kết nối thông tin với nhau: phòng kế toán có phần mềm riêng, phòng kinh doanh có phần mềm riêng, phòng mua hàng có phần mềm riêng, kho có phần mềm riêng…thì chỉ theo dõi không quá 10 KPI cho phòng mua hàng đã là vất vả rồi. Và cần riêng 1 cô thư ký theo dõi và tổng hợp (ngoài theo dõi, tổng hợp và báo cáo KPI, cô ấy còn làm những nhiệm vụ khác nữa của phòng, nhưng cô ấy sẽ phải mất 4 giờ 1 ngày cho nhiệm vụ này).
Ví dụ 2: Với công nghệ IT hiện đại (đầu tư trên dưới 10 tỷ)
với doanh nghiệp có phần mềm quản trị toàn diện kết nối thông tin và dữ liệu tất cả các phòng ban như ERP thì có thể theo dõi lên tới hơn 50 KPI cho phòng mua hàng . Chỉ cần nhà quản lý nêu những tiêu chí quản trị và đặt vào lịch trình công việc là có ngay những số liệu thống kê về KPI bởi vì tất cả đã có lập trình viên họ thiết lập và thống kê. Quản lý chỉ việc đặt hàng họ. Vì là công nghệ nên không phải cần có 1 cô thư ký theo dõi và thống kê, quản lý có ngay 1 trang báo cáo về những KPI họ theo dõi trên 1 bảng.

GHI CHÚ: 
Danh tính của người hỏi sẽ được ghi tắt và những thông tin người hỏi cung cấp về số liệu đã được chúng tôi chỉnh sửa để bảo đảm bí mật doanh nghiệp.

---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ Việt Nam (VICC) và tìm hiểu về thêm thông tin về câu lạc bộ vui lòng liên hệ:
THƯ KÝ CÂU LẠC BỘ
Thư điện tử               : viccthukysukien04@gmail.com

Cần biểu mẫu các loại qui trình hay tài liệu về kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế hoặc muốn hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
TRẦN THỊ HẠNH MAI
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
Điện thoại: +84 938 699 246
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 
Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ:     
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

CÂU HỎI 7: BSC LÀ GÌ?

CÂU HỎI 7: BSC là gì?

Được trích từ nội dung buổi họp VICC ngày 05/07/2015. Nằm trong bước 1 của quy trình chiến lược kiểm soát: THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN HIỆU SUẤT (SOPs) VÀ MỤC TIÊU (GOALS)
Ms Ng (kiểm toán công ty Thái Lan) hỏi: BSC là gì?
Kiểm soát nội bộ trả lời: Ms Trần Thị Hạnh Mai, trưởng R&D, VICC

Balanced Scorecard (BSC) đã được phát triển vào năm 1992 bởi Robert Kaplan và David Norton (đại học Harvard) như là:
·        Một khung đo lường hiệu suất mà thêm vào chiến lược các số liệu tài chính truyền thống bằng các đo lường hiệu suất phi tài chính , để cung cấp cho các nhà quản lý và điều hành cấp cao một quan điểm 'cân bằng' hiệu suất của tổ chức.
·        Nó là một hệ thống quản lý và lập kế hoạch chiến lược được sử dụng để gắn kết các hoạt động kinh doanh với tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài, và theo dõi hiệu suất của tổ chức đối với mục tiêu chiến lược.
·        BSC cho thấy chúng ta nhìn nhận tổ chức từ bốn quan điểm quan trọng cho sự thành công bền vững của tổ chức, phát triển số liệu, thu thập dữ liệu và phân tích nó liên quan với những thành tố phát triển bền vững là:
1.     Quan điểm học tập và trưởng thành, trả lời các câu hỏi (thường trả lời
do bộ phận quản lý nhân sự): "Có phải chúng tôi không ngừng cải tiến và đổi mới? “
2.     Quan điểm của quá trình kinh doanh nội bộ, trả lời các câu hỏi (thường trả lời của các bộ phận hoạt động): "Có phải chúng tôi hoạt động ổn định và thành công? '
3.     Các quan điểm khách hàng, trả lời các câu hỏi (thường trả lời bằng cách bộ phận tiếp thị): 'Có phải chúng ta đạt hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng?'
4.     Các quan điểm tài chính, trả lời các câu hỏi (thường trả lời bằng tài chính hành chính): "Có phải vị trí tài chính của chúng tôi bền vững và lành mạnh? “

CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH
Thực hiện BSC đòi hỏi rằng các tổ chức có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng để được thực thi. Ngoài ra, tổ chức cần phải xác định các số liệu quan trọng để đo lường và quản lý trong bốn quan điểm của BSC. Các câu trả lời cho bốn câu hỏi trên chỉ ra Các yếu tố thành công quan trọng (CSFs), một khái niệm được phát triển bởi D. Ronald Daniel trong năm 1961. CSFs là những yếu tố rất quan trọng cho một chiến lược để thành công. Các số liệu trong một BSC có thể được xem như là các chỉ số hiệu suất chính (KPI): Các biện pháp mà định lượng mục tiêu quản lý tốt nhất là được xác định bởi SMART (là cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và kịp thời) .
KPIs sau đây là phổ biến đối với bốn quan điểm BSC:
·        HRM: Tinh thần, kiến thức, số lượng công nhân thay thế (những người thôi việc trong một thời gian nhất định), đề xuất và cải tiến của nhân viên;
·        Hoạt động : Năng suất, chất lượng, kịp thời;
·        Marketing: Thị phần, sự hài lòng của khách hàng, lòng trung thành của khách hàng;
·        Tài chính: Doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn, dòng tiền.

Thông tin thêm về cách sử dụng BSC có thể được tìm thấy trên các trang web của Viện Balanced Scorecard.


Nguồn:
Dịch từ  trang 359,360 sách: 100+ management models

Dịch và vẽ biểu đồ bởi Mr Nguyễn Tuấn Anh

GHI CHÚ: 
Danh tính của người hỏi sẽ được ghi tắt và những thông tin người hỏi cung cấp về số liệu đã được chúng tôi chỉnh sửa để bảo đảm bí mật doanh nghiệp.

---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ Việt Nam (VICC) và tìm hiểu về thêm thông tin về câu lạc bộ vui lòng liên hệ:
THƯ KÝ CÂU LẠC BỘ
Thư điện tử               : viccthukysukien04@gmail.com

Cần biểu mẫu các loại qui trình hay tài liệu về kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế hoặc muốn hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
TRẦN THỊ HẠNH MAI
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
Điện thoại: +84 938 699 246
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 
Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ:     
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: