QUẢN LÝ HỎI
Một chị quản lý hỏi mình là phát hiện nhân viên sai sót, sau
đó bạn nhân viên đó nghỉ việc….xử lý như thế ?
Mình xin phân tích tình huống này theo từng bước của quy
trình kiểm soát nội bộ như sau:
Bước 1: đưa ra tiêu chuẩn hiệu suất
Mình bắt đầu hỏi chị là: hiệu suất công việc chị muốn nhân
viên đạt được là bao nhiêu? Ví dụ: chị muốn nhân viên có bao nhiêu sai sót
trong số lượng giao dịch. Trong cách
chúng ta kiểm soát, chúng ta quên nói cho nhân viên rằng mục tiêu trong hiệu suất
công việc của họ cần đạt được là gì. Ví dụ: chị muốn trong 100 giao dịch nhân
viên chỉ sai sót 1 giao dịch và chi phí sai sót không vượt quá 5 triệu đồng. Nếu
như nhân viên đó biết rằng mục tiêu hiệu
suất công việc họ cần đạt được thì họ sẽ cố gắng làm cẩn thận để không xảy ra
sai sót. Vấn đề của chị ở đây là chị đã không chia sẻ mục tiêu hiệu suất công
việc với cấp dưới để công việc rõ ràng. Việc đặt ra mục tiêu hiệu suất đó gọi
là xây dựng giá trị tham chiếu hiệu suất công việc cho công ty. Nếu như chúng
ta quên đạt mục tiêu hiệu suất cho nhân viên, thì khi nhân viên mắc lỗi họ sẽ cảm
thấy bối rối vì họ không nhận biết được khi nào họ làm đúng, họ sẽ làm bằng
cách thử sai, nghĩa là cứ làm đâu sai sẽ sửa ở đó.
Bước 2: so sánh hiệu suất mục tiêu với hiệu suất thực tế.
Sau khi so sánh hiệu suất thì thường các quản lý của ta hay
đưa ra một hình phạt. Nhưng vấn đề là hình phạt đó dường như cũng chưa đưa vào
quy chế từ trước. Ví dụ: trong 100 giao dịch nhân viên chỉ sai sót 1 giao dịch
và chi phí sai sót không vượt quá 5 triệu đồng. Nếu vượt quá nhân viên phải bồi
thường chi phí đã làm sai sót đó. Tình huống thực tế là khi một nhân viên mua
hàng khi bị cấp trên truy thu hơn 100 triệu do sai sót khi tương tác với nhà
cung cấp. Nhân viên không biết quy chế này từ trước, đột ngột họ bị phạt nên họ
cảm thấy ấm ức và họ sẽ có hành vi là nghỉ việc. Như vậy, chúng ta nên thông
báo về hình phạt cho nhân viên nếu họ không đạt hiệu suất như mục tiêu trước
đó.
Một vấn đề nữa đặt ra là tại sao cứ thấy nhân viên làm sai
thì ta đưa ra hình phạt. Bởi chính môi trường giáo dục trong gia đình và nhà
trường của chúng ta quen phạt, nên cơ chế kiểm soát loại trừ này vô tình sao
chép khi chúng ta quản lý nhân viên.
Trên đây mình đã phân tích giúp bạn hiểu rõ hành vi của nhân
viên khi bị phát hiện sai sót và cơ chế kiểm soát chị quen dung. Vậy có cách
nào khác để giải quyết vấn đề này.
(còn tiếp)
KHÓA HỌC: KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CHUYÊN ĐỀ: 3 HỆ THỐNG VÀ 9 CƠ CHẾ KIỂM SOÁT,
LEVEL: BASIC
VERSION: 3.0
HỌC PHÍ: 2,4 TRIỆU/HỌC VIÊN
- GIỜ HỌC: SÁNG 8:30 – 11:30, CHIỀU 13:30 – 16:30
- NGÀY HỌC: CHỦ NHẬT, NGÀY 25/10/2020
Địa điểm: 129 Phan Xích Long, Phường 7, Quận Phú Nhuân, TP HCM
(teabreak phụ vụ miễn phí, ăn trưa tự túc)
http://control.edu.vn/khoa-hoc-he-thong-va-co-che-kiem-soat-noi-bo-level-basic-25102020